Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Bị đau âm ỉ vùng dưới rốn hãy nghĩ đến căn bệnh nguy hiểm này

Mang thai ngoài tử cung là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong bất cứ lúc nào nếu không phát hiện sớm.

Hôn mê vì thai ngoài tử cung
Bệnh viện Bạch Mai vừa cấp cứu thành công bệnh nhân N.T.L, nữ, 32 tuổi, ở Ba Vì, Hà Nội vì biến chứng có thai ngoài tử cung.
Bệnh nhân được bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì chuyển tới khoa Cấp cứu (A9) Bệnh viện Bạch Mai lúc 0 giờ 30 phút ngày 27/11/2016 với chẩn đoán “Hôn mê sau ngừng tuần hoàn/Hậu phẫu chửa ngoài tử cung vỡ”. 

 
bi dau am i vung duoi ron hay nghi den can benh nguy hiem nay - 1
Ảnh minh họa

Bệnh nhân có tiền sử sảy thai hai lần. Trước khi vào bệnh viện tuyến dưới xuất hiện đau bụng âm ỉ vùng hạ vị (vùng bụng dưới rốn) đau ngày một tăng. Cơn đau bụng hạ vị dữ dội, kèm theo có hoa mắt và chóng mặt. Bệnh nhân được gia đình đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì trong tình trạng ngừng tuần hoàn (tử vong ngoại viện). Bệnh nhân được các y, bác sĩ trực tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay lập tức và khoảng 5 phút sau thì tuần hoàn được tái lập (tim đập lại).

Dựa theo các triệu chứng của bệnh nhân sau khi hỏi người nhà, cộng với các biểu hiện lâm sàng (trụy tim mạch, da xanh và niêm mạc nhợt) thăm khám thấy, các bác sĩ đã nghĩ ngay tới “Ngừng tuần hoàn sau sốc mất máu do thai ngoài tử cung vỡ”. 

Bệnh nhân tiếp tục được hồi sức bằng thông khí nhân tạo qua ống nội khí quản, truyền dịch, truyền máu, thuốc co mạch (adrenalin) và mổ cấp cứu để giải quyết nguyên nhân. Khi mở ổ bụng bệnh nhân, các bác sĩ thấy khối chửa ở sừng phải của tử cung đã vỡ, trong ổ bụng có khoảng 1500 ml máu loãng và 700 gram máu cục. 

Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân được đưa vào phòng hậu phẫu, tiến triển khả quan nên bác sĩ quyết định đưa lên Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục hồi sức cấp cứu.

Tại bệnh viện Bạch Mai, các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có thiếu máu, rối loạn đông máu và toan chuyển hóa nặng. Với những bệnh nhân có tình trạng nặng nề như thế này thì nguy cơ tử vong là rất gần. 

Ngay lập tức, các bác sĩ trực của khoa A9 đã xin hội chẩn với lãnh đạo trực Bệnh viện và đưa ra biện pháp cấp cứu kịp thời. Hoàn cảnh bệnh nhân khó khăn, lãnh đạo khoa A9 còn bảo lãnh để bệnh nhân được hồi sức cấp cứu một cách tốt nhất.

Vì sao có thai ngoài tử cung?

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung – Giám đốc phòng khám sản khoa Hoàng Gia, TP.HCM; thai ngoài tử cung là bệnh lý nguy hiểm. 
Bác sĩ Trung cho biết, bình thường tinh trùng và trứng gặp nhau ở một phần ba của vòi trứng, phôi thai hình thành được vận chuyển từ vòi trứng vào lòng tử cung. 

Với những bất thường ở vòi trứng hoặc vùng chậu, phôi thai không thể được “vận chuyển” tới đúng vị trí của nó ở lòng tử cung mà có thể ở các vị trí khác như ở vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng, phúc mạc chậu. Đặc biệt, có những trường hợp phôi thai làm tổ ở vùng gan hoặc ở những vị trí rất xa như cổ tử cung… Đây là những trường hợp hiếm gặp, rất khó chẩn đoán.

Trong thời đại tỷ lệ mổ sinh rất nhiều, một khái niệm mới được đưa vào trong y văn là thai ngoài tử cung ở vết mổ cũ. Phôi thai khi được vận chuyển vào trong lòng tử cung, thay vì làm tổ ở trong lòng tử cung thì lại làm tổ ở vị trí khác là sẹo mổ sinh cũ ở tử cung. Khi phôi thai lớn lên, bánh nhau có khuynh hướng ăn sâu vào sẹo vết mổ sinh dẫn đến nhau cài răng lược, rất nguy hiểm.

Ngoài ra, còn có những trường hợp thai ngoài tử cung ở vị trí đặc biệt như ở sừng tử cung (hay góc tử cung). Góc tử cung là nơi được mạch máu nuôi rất nhiều nên khi thai ở vị trí này vỡ, dễ bị xuất huyết ồ ạt, mất máu nhiều và nhanh, bệnh nhân có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. 

Thai ngoài tử cung có lúc dễ chẩn đoán (nhất là khi đã vỡ) nhưng có lúc lại khó chẩn đoán (thai ngoài tử cung chưa vỡ). 
Bác sĩ Trung cho biết để chẩn đoán chính xác được, cần phối hợp giữa khám lâm sàng kết hợp với siêu âm, thử máu để xem nồng độ beta hCG (nhiều lúc phải xét nghiệm và siêu âm vài lần) và dựa vào động lực học của beta hCG để chẩn đoán. 

Về nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung, bác sĩ Trung cho biết tất cả các nguyên nhân dẫn đến tổn thương vòi trứng đều có thể dẫn đến căn bệnh này. Đó là những người có tiền sử viêm nhiễm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm vòi trứng, viêm vùng chậu do lậu cầu hoặc Chlamydia trachomatis… 

Những bệnh lý này tạo thành sẹo ở ống dẫn trứng, ảnh hưởng đến đường đi của phôi thai vào lòng tử cung, dẫn đến thai ngoài tử cung.

Những người có quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, nạo phá thai nhiều lần, bị lây các bệnh qua đường tình dục, những người bị lạc nội mạc tử cung, những người có tiền sử thai ngoài tử cung là nhóm đối tượng dễ mang thai ngoài tử cung.
Việc điều trị có thai ngoài tử cung, theo thạc sĩ Trung, hiện có hai phương pháp điều trị là điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) và phẫu thuật tùy theo kích thước khối thai ngoài tử cung, nồng độ beta hCG, thai ngoài tử cung đã vỡ hay chưa. 

Nếu thai ngoài tử cung đã vỡ, bắt buộc phải phẫu thuật để cầm máu. Khi phát hiện thai ngoài tử cung chưa vỡ, bác sĩ sử dụng thuốc tiêm để huỷ khối thai ngoài tử cung, người bệnh không phải phẫu thuật. 

Trong những trường hợp đặc biệt không thể sử dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc thất bại, lúc đó bác sĩ chuyển qua phẫu thuật nội soi để giải quyết khối thai ngoài tử cung. 

Điều cần ghi nhớ là nếu phụ nữ đã từng bị thai ngoài tử cung được phẫu thuật nội soi bảo tồn vòi trứng hoặc đã được điều trị nội khoa (không phẫu thuật) thì vẫn có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung trong lần mang thai sau. Những người này nên đi khám ngay sau khi có triệu chứng trễ kinh để có thể được chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung nếu có… 

Theo Khánh Ngọc (Infonet)

Bạn có thể xem thêm: Chi phí Vá màng trinh 2016 | phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín ở đâu uy tín | chi phí thu hẹp âm đạo không phẫu thuật tại TMV Ngọc Dung

Sinh mổ đơn giản, dễ dàng ư? Không đâu!

Câu chuyện sau sinh của những bà mẹ chọn đẻ mổ cũng chứa đầy nỗi đau, nước mắt và vô vàn khó khăn khác.

1. Chẳng có gì bất thường nếu bạn muốn chết ngay tức thì

Trên thực tế, hầu hết các bà bầu đều đang nghĩ mình đứng trước bờ vực thẳm, sắp gặp Thần Chết khi vượt cạn. Sinh thường đồng nghĩa âm đạo phải chịu tổn thương rất lớn, trong khi sinh mổ khiến bạn phải trải qua ca phẫu thuật không hề nhỏ.
Thậm chí, sinh mổ còn để lại vết thương cần nhiều thời gian hơn để bình phục, kèm theo nguy cơ nhiễm trùng cao nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng. Thực tế đó chẳng khác nào bạn phải chịu đựng nỗi đau như ở dưới địa ngục.

2. Phải làm bất kỳ việc gì để sống sót

Những ngày đầu tiên của bà mẹ sinh mổ sẽ khó khăn hơn hàng trăm lần mẹ bầu sinh thường khi vết mổ vẫn hoành hành. Việc chăm sóc con gặp nhiều trở ngại vì sữa chưa về. Ngoài ra, cảm giác đau nhức nhối ở vùng bụng khiến bạn khó khăn trong vận động, cho con uống sữa, vệ sinh…

Sau tất cả, bà mẹ sau sinh mổ vẫn phải làm tất cả để vượt qua.

 
sinh mo don gian, de dang u? khong dau! - 1
Các bà mẹ sinh mổ sẽ có cảm giác như viêm đường tiết niệu trong vài tuần sau sinh. (Ảnh minh họa).

3. Cảm giác như nhiễm trùng tiết niệu

Cho dù đã xuất viện được một thời gian dài nhưng bạn vẫn cảm thấy tiểu buốt, rát giống như phải chịu đựng căn bệnh viêm đường tiết niệu mãn tính. Tuy nhiên, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường do bàng quang bị quá trình phẫu thuật, như đặt catheter, ảnh hưởng.

Vấn đề với bàng quang và việc tiểu tiện có thể kéo dài tới 3 tuần sau sinh mổ.

4. Cảm giác buồn nôn khi cho con bú

Dù tỷ lệ các bà mẹ sinh mổ gặp phải triệu chứng này không cao, nhưng cũng đáng đề cập tới. Cảm giác buồn nôn, chóng mặt khi cho con bú có thể xảy ra do việc thay đổi về huyết áp, mất nước trong quá trình sinh mổ hay lượng đường huyết giảm.
Tình trạng này có thể kéo dài từ 6 – 8 tuần sau sinh. Sau khi cơ thể phục hồi, cảm giác buồn nôn khi cho con bú sẽ mất đi.

5. Cơ thể “dư thừa” mồ hôi

Cho dù ngày hay đêm, nhưng cơ thể sẽ dễ dàng kích hoạt chế độ đào thải nước qua đường mồ hôi. Thậm chí, nhiều mẹ bầu còn phải thay 10 lần áo mỗi ngày chỉ vì mồ hôi dồi dào.

6. Vết khâu có thể “mở miệng”

Đây dường như là nỗi sợ hãi nhất của bất kỳ mẹ bầu sinh mổ nào. Tuy nhiên, dường như việc vết khâu có thể “mở miệng” lại diễn ra phổ biến. Theo thời gian, vết mổ dần được phục hồi, chỉ để lại sẹo nhỏ.

7. Cảm giác mình vô dụng

Dù chuẩn bị kỹ lưỡng đến mấy về thể chất, thậm chí đã sở hữu bụng cơ bắp rắn rỏi, nhưng dường như ca phẫu thuật khiến cơ thể bạn nằm ngoài sự kiểm soát của lý chí. Nhiều việc tưởng chừng quá đơn giản, nhưng bạn cũng không thể thực hiện.
Hơn nữa, sự thay đổi đột ngột về hormone khiến bà mẹ sau sinh càng cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ sức lực. 

Theo Nhật Minh (Theo SM)

Bạn có thể xem thêm: Chi phí Vá màng trinh 2016 | phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín ở đâu uy tín | chi phí thu hẹp âm đạo không phẫu thuật tại TMV Ngọc Dung