Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

5 kiểu đau bụng thường gặp rất nguy hiểm, phụ nữ cần lưu ý

Tùy vào thời điểm, tính chất mà những cơn đau vùng bụng dưới có nguyên nhân và biện pháp điều trị khác nhau.

Những cơn đau cấp vùng bụng dưới: Nếu xảy ra ở phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ và không kèm theo sốt thì trước tiên cần nghĩ đến chửa ngoài tử cung nhưng cũng có thể là u nang buồng trứng xoắn. Nếu kèm theo sốt, cần nghĩ đến viêm phần phụ nhưng không loại trừ viêm ruột thừa hay viêm đại tràng sigma (đoạn cuối đại tràng trước trực tràng).

Đau vùng bụng dưới vào giữa kỳ kinh: Có đặc trưng là đau vùng bụng dưới kèm ra nhiều chất xuất tiết âm đạo có màu trắng hay lẫn máu. Đau có tính chất lan tỏa xuống âm hộ, âm đạo đôi khi ra vùng thắt lưng hay khắp vùng bụng, có thể đau cấp tính, kèm buồn nôn hay nôn. Đau thường xảy ra vào thời điểm rụng trứng(phóng noãn) từ ngày thứ 12 - 16 của chu kỳ kinh, kéo dài từ vài giờ đến 48 giờ.


Khoảng 20% phụ nữ có kiểu đau này, một số người chu kỳ kinh nào cũng đau, một số khác đau ở chu kỳ này nhưng chu kỳ khác lại không. Chẩn đoán thường dựa vào đau xảy ra vào giữa chu kỳ kinh và khám vùng tiểu khung không thấy gì bất thường. Nếu đau kéo dài và/hoặc nghiêm trọng thì cần siêu âm để loại trừ các nguyên nhân gây đau bụng dưới khác, đôi khi cần phân biệt với viêm ruột thừa. Đau giữa kỳ kinhthường không cần điều trị. Thuốc giảm đau có thể cần khi đau kéo dài hay nghiêm trọng. Thuốc tránh thai hormon có thể dùng để ngăn cản rụng trứng nhằm làm mất đau.
Đau bụng dưới kết hợp với rụng trứng còn gọi là triệu chứng Mittelschmerz (tiếng Đức có nghĩa là đau giữakỳ kinh), có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây đau:

Nang trứng phình to trước thời điểm phóng noãn. Khi chỉ có một hay 2 noãn trưởng thành đến mức sắp được phóng ra thì có một số nang noãn khác cũng lớn lên. Vì nang noãn lớn lên ở cả 2 buồng trứng cho nên đau có thể xảy ra đồng thời ở cả 2 bên hoặc chỉ 1 bên.

Thành của buồng trứng bị rách (vỡ): Vỏ buồng trứng phải rách để noãn thoát ra, vì thế, chính sự phóng noãn đã gây đau ở một số phụ nữ

Vòi trứng co thắt: Sau khi phóng noãn, vòi trứng co thắt giống như sự nhu động của thực quản và gây đau.

Các cơn co của lớp cơ nhẵn buồng trứng: Đa số phụ nữ cảm thấy đau ngay trước khi trứng rụng, do hormon LH đạt tới đỉnh cao làm tăng Prostaglandine tạo ra các cơn co ở vòi trứng, tử cung và đường ruột.
Do sự kích thích phúc mạc: Vì máu hay dịch thoát ra khi phóng noãn.

Đôi khi nhiễm khuẩn đường sinh dục là nguyên nhân gây đau nhưng thường không rõ. Có thể sử dụng triệu chứng đau giữa kỳ kinh để nhận biết có phóng noãn.

Đau vùng bụng dưới mạn tính không liên quan đến các kỳ kinh:

Đó là kiểu đau bụng dưới lan tới âm hộ và cả vùng thắt lưng, kèm với cảm giác nóng rát, đau ở bàng quang, đái buốt, đái khó, đau trực tràng và cảm giác muốn đại tiện, ngứa âm hộ. Những triệu chứng này thường do nhiều nguyên nhân khó phát hiện như có tổn thương ở cổ tử cung - tổn thương ở thân tử cung (tử cung gập sau, u xơ tử cung (xoắn, hoại tử vô khuẩn) - sa sinh dục - viêm phần phụ mãn, viêm cùng đồ hay buồng trứng - lạc nội mạc tử cung - giãn tĩnh mạch tiểu khung…

Đau không do nguyên nhân phụ khoa: Cũng gây ra đau vùng bụng dưới.

Bệnh ở cột sống: Đau lưng do tư thế, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm…; Bệnh đường ruột: Viêm ruột thừa, viêm đại tràng, viêm túi mật, viêm đại tràng sigma...; Bệnh ở đường tiết niệu: Viêm thận-bể thận, viêm bàng quang...; Đau do nguyên nhân tâm lý... Thầy thuốc cần khám toàn diện và cần làm thêm một số thăm dò theo định hướng của bệnh cảnh.

Bích Thảo

Bạn có thể xem thêm: Vá màng trinh | Vá màng trinh bao lâu thì lành | Phẫu thuật màng trinh ở đâu đẹp an toàn

5 không 4 nên khi chăm sóc ‘cô bé’

Bài viết sau đây xin bật mí với bạn cách chăm sóc 'cô bé' thế nào cho đúng để bạn tham khảo và thực hiện nếu thấy cần.

Từ khi bạn trở thành một cô gái, chắc bạn đã được mẹ, bạn bè chỉ dẫn cách tự chăm sóc trong ngày 'đèn đỏ' cũng như cách vệ sinh cho 'cô bé' hàng ngày. Bài viết sau đây xin bật mí với bạn cách chăm sóc 'cô bé' thế nào cho đúng để bạn tham khảo và thực hiện nếu thấy cần.

4 điều nên làm

Rửa vùng kín 2 lần/ngày bằng nước sạch

Tốt nhất là dùng nước đun sôi để nguội tới nhiệt độ thích hợp, hơi ấm tay. Nếu dùng dung dịch vệ sinh thì bạn cần được sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua sử dụng, cũng không nên lạm dụng việc dùng dung dịch vệ sinh vì nó có thể làm mất cân bằng độ pH ở vùng kín. Khi rửa, bạn cần thực hiện đúng là rửa từ trước ra sau, rửa âm đạo trước, sau đó mới tới hậu môn. Nếu bạn rửa từ sau ra trước thì vi khuẩn từ hậu môn sẽ vào trong âm đạo, gây ra viêm nhiễm âm đạo và nhiễm khuẩn đường tiểu.


​Tắm bồn, ngâm lâu trong nước, nhất là những ngày 'đèn đỏ' dễ bị nhiễm khuẩn sinh dục (Ảnh minh họa: Internet)

Thói quen dùng băng vệ sinh hằng ngày

Hiện nay, nhiều chị em phụ nữ có thói quen dùng băng vệ sinh hàng ngày thay vì tới chu kì kinh mới dùng, điều này không tốt, vì dùng băng vệ sinh thường xuyên làm bít kín vùng âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nếu bạn vẫn muốn sử dụng thì phải thay băng vệ sinh 4 tiếng 1 lần.

Vệ sinh ngày 'đèn đỏ'

Trong những ngày 'đèn đỏ', bạn nên sử dụng quần lót chất liệu cotton không quá chật và thay mỗi ngày. Chọn dùng loại băng vệ sinh có chất lượng tốt, thấm hút tốt, khô thoáng để thấm máu kinh. Cứ 4 giờ thay băng một lần, mỗi lần thay băng phải rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước sạch, tuyệt đối không dùng vòi nước xịt trực tiếp vào trong âm đạo vì sẽ đẩy vi khuẩn ở ngoài theo dòng nước vào trong âm đạo. Sau đó dùng khăn sạch, lau khô rồi mới đóng băng vệ sinh mới.
Thiếu nữ mới lớn chưa nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ bởi a-xít trong các dung dịch này có thể làm thay đổi môi trường âm đạo. Trong những ngày có kinh, bạn chỉ nên làm việc nhẹ, không tập các môn thể thao nặng nề, không bơi lội. Chế độ ăn uống phải đủ chất dinh dưỡng và giữ cho tinh thần thanh thản, không lo nghĩ, không để những điều không hay tác động gây khó chịu, giận dữ.

Vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục

Trước khi quan hệ tình dục, bạn cần tắm rửa sạch sẽ. Sử dụng nước đun sôi để nguội để rửa vùng kín rồi lau sạch bằng khăn sạch khô hoặc giấy vệ sinh loại đã tiệt khuẩn. Sau khi quan hệ thì sử dụng giấy tiệt khuẩn lau sạch và rửa bằng nước sạch. Tuyệt đối không dùng tay moi móc chất dịch trong âm đạo ra ngoài. Nếu bạn dùng bao cao su khi quan hệ thì càng an toàn, bạn chỉ cần rửa lại bằng nước sạch là được.

5 điều không nên làm

Không lạm dụng dung dịch vệ sinh

Bạn không nên dùng dung dịch vệ sinh hoặc xà phòng diệt khuẩn tắm rửa nhiều lần trong 1 ngày. Vì dung dịch vệ sinh và xà phòng đều chứa một số hóa chất gây mất cân bằng môi trường âm đạo, khiến vùng kín dễ bị khô và ngứa rát, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Không lạm dụng thuốc kháng sinh

Nếu bạn nghĩ, dùng thuốc kháng sinh để diệt sạch vi khuẩn, sẽ không bị viêm nhiễm thì rất sai lầm. Vì thuốc kháng sinh sẽ diệt cả vi khuẩn gây và vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng vi khuẩn chí ở âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập gây bệnh, đồng thời cũng tạo điều kiện cho nấm phát triển gây bệnh càng nguy hiểm.

Không nên để 'vi-ô-lông' quá rậm rạp

Nhiều phụ nữ cứ để nguyên lông ở vùng kín từ trước đến nay, làm cho nó quá rậm rạp, tạo điều kiện cho vi khuẩn, ký sinh trùng, rận mu… cư ngụ gây mùi hôi và viêm nhiễm da, nang lông rất khó chịu.

Không dùng giấy ướt có mùi thơm

Nếu bạn nghĩ dùng giấy ướt có mùi thơm để vệ sinh hàng ngày cho vùng kín để giúp vùng kín có mùi thơm thì rất sai lầm. Bởi các loại giấy ướt, đặc biệt là giấy có mùi thơm, thường chứa một số loại hóa chất như chất tạo mùi, chất khử khuẩn… không tốt cho 'cô bé' chút nào. Thậm chí còn làm vùng kín dễ bị viêm nhiễm.

Không ngâm 'cô bé' trong nước quá lâu

Nếu bạn có thói quen tắm bồn mà ngâm 'cô bé' lâu trong nước thì thật là nguy hại. Bởi vi khuẩn từ nước bồn tắm có thể dễ dàng xâm nhập 'cô bé' rồi gây bệnh.
 BS. Kiều Như Quỳnh

Theo SKĐS