Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Học ngay bí kíp siêu giản đơn giúp bạn "học là nhớ"

Toàn tập những phương pháp khoa học giúp bạn trở thành học sinh giỏi mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Thực tế là không phải ai cũng có khả năng "học đâu nhớ đấy" và có lẽ đây là nỗi niềm chung của phần lớn chúng ta? Nhưng những kỳ thi không cho phép ta chấp nhận cái "thực tại" này.

Vậy phải làm gì để có thể nhớ được hết những bài học khô khan khi kỳ thi chả mấy mà đến gần?

Nhân dịp kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hãy cùng điểm lại những bí kíp giúp bạn nhớ được những thứ đã học nhé! Đặc biệt, chúng ta còn có thể áp dụng cho công việc sau này nữa.

*Bài viết dựa trên quan điểm của Henry Roediger và Mark McDaniel, hai nhà tâm lý học thuộc ĐH Washington và St. Louis, đồng tác giả của cuốn "Make It Stick: The Science Of Successful Learning".

1. Tự bắt bản thân nhớ lại những gì đã học

Việc học thực sự trở nên kém thú vị hơn, đơn giản là vì chúng... rất khó. Tuy nhiên theo nhà tâm lý học Henry Roediger thì khi bạn cảm thấy việc học trở nên khó khăn cũng là lúc bạn học tốt nhất.

Điều này cũng giống như nâng tạ: càng nặng càng giúp bạn vượt qua giới hạn của bản thân.

4-bi-kip-sieu-gian-don-giup-ban-nho-duoc-moi-dieu-da-hoc

Nghe thì đơn giản, nhưng thực hiện có lẽ không dễ chút nào. Tuy nhiên, bạn có thể thử sử dụng các flashcard, hoặc sticky note, trong đó một mặt nêu câu hỏi, một mặt ghi câu trả lời, rồi dán chúng ở những nơi dễ thấy nhất như bàn học, tủ lạnh, và thậm chí là... WC.
Việc buộc bản thân phải nhìn thấy các câu hỏi sẽ vô tình kích thích não bộ phải đưa ra câu trả lời, và dần dần bạn sẽ học hiệu quả hơn.

2. Đừng thấy dễ mà bỏ qua

Khi bạn đọc bất kỳ thứ gì, bạn sẽ thấy thứ đó... rất dễ để học. Mark McDaniel cho biết, đây là một hiện tượng phổ biến, còn được gọi là "bẫy trôi chảy".

4-bi-kip-sieu-gian-don-giup-ban-nho-duoc-moi-dieu-da-hoc (1)

Bạn có thể tự kiểm nghiệm điều này bằng cách... ghi nhớ số điện thoại. Khi mới đọc, bạn sẽ thấy số đó rất dễ nhớ vì có thể đọc trôi chảy.
Nhưng tin được không, chỉ cần sau 15 phút mất tập trung, thì chắc số bạn nhớ duy nhất là... số 0 ở đầu thôi. 


Vậy giải quyết chuyện này sao nhỉ? Ngay khi đóng sách lại, hãy tự hỏi bản thân: con số đó, thông tin đó là gì? Nếu bạn trả lời đúng, nhiều khả năng là bạn đã ghi nhớ được rồi đó.

3. Tìm ra mối liên hệ giữa thông tin cũ và mới

Trong cuốn sách của mình, Henry Roediger và Mark McDaniel đã viết:

"Bạn càng giải thích được việc thông tin mới liên quan đến kiến thức cũ như thế nào, bạn càng hiểu sâu hơn. Và bạn càng tạo được sự liên kết giữa 2 luồng thông tin, bạn sẽ ghi nhớ chúng dễ dàng hơn".

4-bi-kip-sieu-gian-don-giup-ban-nho-duoc-moi-dieu-da-hoc (3)

Các thông tin cũ không hẳn là những bài học, mà có thể là những sự vật thường thấy ở quanh ta. Ví dụ, khi học vật lý đến bài truyền nhiệt, bạn có thể tự liên hệ đến việc cái cốc sẽ nóng như thế nào khi đổ đầy nước nóng.

4. Nhìn lại những gì đã tiếp thu ngay khi kết thúc buổi học

Việc tự nhìn lại những gì mình đã học thực sự giúp bạn cải thiện trí nhớ. Cụ thể, trong một nghiên cứu của khoa Kinh doanh ĐH Harvard, nhóm sinh viên dành 15 phút ôn lại những gì mình đã học trong ngày đã cho kết quả tốt hơn tới 22,8% nhóm không thực hiện.

4-bi-kip-sieu-gian-don-giup-ban-nho-duoc-moi-dieu-da-hoc (4)

Giáo sư Francesca Gino thuộc ĐH Harvard cho biết:
"Khi nhìn lại những gì đã đạt được, chúng ta sẽ được trải nghiệm cảm giác kích thích tự khẳng định giá trị của bản thân. Nhiều người sẽ cảm thấy tự tin hơn về những gì họ có thể làm, để rồi sau đó cố gắng hơn trong những lần sau".

Vậy bạn đã nắm được bí kíp chưa? Hãy ngay lập tức ôn lại những gì bạn học được trong ngày để "hưởng lợi" từ trạng thái tâm lý này nhé!
Nguồn: sưu tầm